Đau dạ dày là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính với biểu hiện khó tiêu, ợ nóng, đau bụng… Vậy bạn nên ăn gì để vừa giảm các triệu chúng khó chịu này, vừa giúp mau lành bệnh hoặc phòng bệnh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày có một số loại thực phẩm dưới đây sẽ có tác dụng ngăn ngừa và giảm đau dạ dày rất tốt.
• Chuối
Là thực phẩm rất thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axít vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Do đó, bạn nên ăn chuối thường xuyên để tăng cường hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Ảnh: flickr.com
• Gừng
Là một phương thuốc đơn giản để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng cách nhai gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng hay uống trà gừng nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
• Bột yến mạch
Khi bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn bột yến mạch. Bởi lẽ, bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate có khả năng cải thiện các cơn đau rất tốt. Hơn nữa, bột yến mạch còn chứa lượng cholesterol rất thấp nên sẽ là một lựa chọn lành mạnh cho dạ dày của bạn.
• Bạc hà
Tinh dầu trong lá bạc hà có thể cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và đau dạ dày rất tốt. Do vậy, bạn có thể sử dụng kẹo cao su hay những thực phẩm có chứa vị bạc hà để làm dịu cơn đau dạ dày.
Ảnh: flickr.com
• Canh gà
Chứng đau dạ dày “ngự trị” là do biểu hiện của hệ tiêu hóa suy yếu nên bạn cần ăn những thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong trường hợp này, món canh gà sẽ là ưu tiên số một. Bởi nước canh gà chứa rất nhiều dưỡng chất, vừa giúp bạn hồi phục sức khỏe, vừa giảm buồn nôn.
• Đu đủ
Cũng là một loại trái cây thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày, cho bạn cảm giác dễ chịu.
• Cà rốt
Là thực phẩm chứa carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi
thành vitamin A trong cơ thể con người. Theo y học cổ truyền, ăn cà rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường hệ miễn dịch.
Ảnh: flickr.com
• Cải bó xôi (rau chân vịt)
Chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ chất cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt thì gan, ruột và dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên còn có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
• Bắp cải
Chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thu vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn.
• Khoai tây
Chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose giúp bảo vệ dạ dày của bạn rất hiệu quả.
Ảnh: flickr.com
• Khoai lang
Rất giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt …Tiêu thụ một lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông rất tốt.
• Bí đỏ
Chứa một lượng lớn Pectin có tác dụng hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn. Đồng thời, pectin còn có thể bảo vệ dạ dày không bị viêm loét.
• Táo
Cũng chứa dồi dào pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, nó cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Ảnh: flickr.com
• Thì là
Cây thì là hay hạt của chúng đều có công dụng giúp tiêu hóa, giảm no hơi, xoa dịu cơn đau thắt và ngăn buồn nôn. Bạn có thể dùng thì là nấu canh hay uống trà hoặc nhai hạt khô.
Theo PhunuOnline