XY mắc bệnh tiền liệt tuyến sẽ gặp vấn đề tắc nghẽn bài tiết như bí tiểu, tiểu khó, tiểu mất sức, tia nước tiểu nhỏ, dễ bị đứt gẫy.
Tiền liệt tuyến là một khối nhỏ nằm ngay dưới bàng quang và ôm lấy niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Nó lớn dần theo tuổi và có thể gây chèn ép, làm hẹp niệu đạo. Các chuyên gia sức khỏe nam giới cho biết, triệu chứng chủ yếu của người mắc bệnh tiền liệt tuyến tập trung ở việc bài tiết nước tiểu.
Nước tiểu chưa buồn đã muốn thoát ra ngoài
Nếu bạn có một quá trình như thế này: Buổi sáng đi học/ đi làm, bạn thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh đi tiểu, và cảm giác gần như không thể chờ đợi thêm một giây phút nào. Buổi tối khi ngủ bạn cũng thường dậy đi tiểu, mỗi đêm “tung liệng” tới 7, 8 lần, thậm chí cả đêm mất ngủ. Như thế còn chưa thấm vào đâu, có khi đang “mót” mà đi chậm một tí là nước tiểu có thể tự trào ngay ra được. Đã thế, trong quá trình bài tiết nước tiểu còn có hiện tượng đau bụng dưới và nóng ran trong niệu đạo. Lúc này, bạn cần suy nghĩ xem có phải mình đang bị bệnh về tiền liệt tuyến không.
Nước tiểu muốn thoát mà không được
Người mắc bệnh tiền liệt tuyến nghiêm trọng sẽ gặp vấn đề tắc nghẽn bài tiết: Bí tiểu, tiểu khó, tiểu mất sức, tia nước tiểu nhỏ, dễ bị đứt gẫy không liền mạch. Thậm chí nhiều khi bạn có cảm giác “nước rút” chạy vội vào nhà vệ sinh, nhưng khi đến “đích” lại không làm thế nào cho nước tiểu thoát ra ngoài được, mặt mũi thì đỏ gay, phải dùng sức mới có thể bài tiết. Đã vậy, tia nước tiểu còn ngắn, bị đứt đoạn, không cẩn thận có thể làm ướt chân, giầy, ngồi mãi mới xong. Với những triệu chứng này, có thể khẳng định bạn đã mắc bệnh về tiền liệt tuyến.
Bàng quang đầy ứ đến mức… tự trào
Khi bệnh tiền liệt tuyến bước vào giai đoạn cấp tính, sẽ có hiện tượng như có khi gặp phải lạnh, uống rượu, bí tiểu, uống thuốc… đến lúc mót tiểu không sao bài tiết được. Nước tiểu trong bàng quang tích lại mỗi lúc một nhiều, gọi là bí tiểu cấp tính.
Có một số người vì nước tiểu trong bàng quang đã quá đầy vượt quá dung lượng cực đại của bàng quang, nước tiểu sẽ không còn nơi trú ngụ mà tự trào ra. Trong trường hợp này, hầu hết mọi người dễ hiểu nhầm rằng vì buồn tiểu nên đi mà không hề biết rằng, bàng quang đã hết “chỗ chứa”, dẫn đến nguy hiểm không ngừng gia tăng trong giai đoạn tiếp theo.
Tiểu máu
Tiểu máu là trong nước tiểu có máu. Nếu người bệnh chỉ dùng mắt thường có thể quan sát được sắc đỏ của nước tiểu, gọi là tiểu máu đại thể. Còn nếu bề mặt nước tiểu màu sắc bình thường, nhưng nhìn dưới kính hiển vi thấy lộ ra sự khác biệt, phát hiện thấy nhiều tế bào màu đỏ, gọi là tiểu máu vi thể.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác nhận biết mình có bị mắc bệnh tiền liệt tuyến không, như cảm giác khó chịu tầng sinh môn (nằm giữa hậu môn và âm nang/ bìu tinh hoàn), cảm giác nặng nề, tiểu đại tiện đau; cộng với màu sắc miệng niệu đạo có chất màu trắng, sau khi bài tiết hoặc đại điện dùng lực nhiều, chất màu trắng tiết ra càng nhiều.
Theo Phunutoday