Có thể nói ung thư cổ tử cung (UTCTC) có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, tại Việt Nam UTCTC là ung thư phổ biến nhất ở nữ giới từ 15-44 tuổi.
Khi người phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục là họ bắt đầu có nguy cơ nhiễm HPV gây UTCTC. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, lứa tuổi quan hệ tình dục tại Việt Nam ngày càng thấp.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ, nó đã gây gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về tinh thần cũng như sức khỏe cho bản thân người bệnh và cả những người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, những nhận thức về căn bệnh này vẫn còn hạn chế trong chúng ta, dẫn tới tình trạng thiếu ý thức về phòng bệnh, đặc biệt là những người phụ nữ trẻ và các bậc phụ huynh. Vẫn rất ít người biết rằng đây là một bệnh có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản.
Những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung
Những người phụ nữ nằm trong độ tuổi 35-50. Đây là độ tuổi mà bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện nhiều
Việc quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm trước 17, với nhiều bạn tình cũng là một trong yếu tố hàng đầu gây nhiễm virus HPV.
Những người phụ nữ sinh nở nhiều lần ( có 5 con trở lên) cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ cung.
Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do vius papilloma hoặc herpes, cũng nằm trong tốp người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngoài việc, việc vệ sinh cá nhân kém, cụ thể hơn là vệ sinh bộ phận phụ khoa kém cũng là một trong những tác nhân gây nên bệnh.
Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
Các dấu hiệu khác thường dưới đây sẽ cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh:
Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng. Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng:
– Huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu
– Chảy máu bất thường trong âm đạo
– Bạn bị chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường
– Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh
– Chảy máu trong suốt thời gian dài, rong kinh
– Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh
– Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau
– Cảm giác đau sau khi làm “chuyện ấy”
Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung
Để kiểm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất, chúng ta nên thực hiện các biện pháp dưới đây
– Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ 1 lần
– Tiêm vắc xin hpv phòng ngừa ung thư cổ tử cung
– Chung thủy một vợ, một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình
– Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
– Thực hiện các biện pháp an toàn tình dục, các biện pháp tránh thai an toàn
– Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích
– Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ trợ để phòng ngừa u nang, u xơ để có một hệ miễn dịch tốt.
Theo Phunutoday