Hôi miệng luôn làm bạn mất tự tin khi giao tiếp, hãy sở những những cách đơn giản nhất dưới đây để loại bỏ điều đó.
Chứng hôi miệng mãn tính cần được khám xét, đặc biệt là khi có các triệu chứng bệnh mãn tính khác đi kèm. Các bệnh ung thư, bệnh lao, bệnh phổi, nhiễm trùng… là nguyên nhân của hơi thở có mùi hôi. Nhưng nếu hơi thở hôi của bạn chỉ là những nguyên nhân thông thường, bạn có thể loại bỏ phiền toái này.
Hầu hết hơi thở hôi xuất phát từ vi khuẩn ẩn trong lưỡi, họng và amidan tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi khó chịu. Thực phẩm giàu protein, thức ăn có đường, hút thuốc lá, và thậm chí cả sữa là thủ phạm của bệnh này.
Đừng che dấu hơi thở hôi bằng những sản phẩm tạo mùi
Điều đầu tiên bạn nên biết là kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc xịt, và bạc hà chỉ khắc phục tạm thời. Chúng chủ yếu chỉ dùng để che giấu mùi hôi chứ không giải quyết tận gốc của vấn đề.
Loại nước súc miệng kết hợp với các hợp chất trong miệng cũng tạo ra các hóa chất gây ung thư. Nước súc miệng cũng làm suy yếu các tế bào trong miệng. Sau khi uống rượu bạn dùng nước súc miệng sẽ gây khô miệng và khuyến khích sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Rau mùi tàu
Lấy một nắm rau mùi tàu (ngò gai, ngò tàu) cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn.
Uống nước
Để phòng ngừa chứng hôi miệng, bạn chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị chứng hôi miệng “tấn công” nếu như hệ tiêu hóa gặp phải những rắc rối.
Các loại lá xanh
Chất diệp lục là một chất giải độc mạnh, làm sạch và loại bỏ mùi hôi. Loại thảo mộc như bạc hà, mùi tây chứa nhiều chất diệp lục cùng với các loại tinh dầu có mùi tươi mát. Nhai một vài lá sau bữa ăn hay bất cứ lúc nào bạn cần làm sạch miệng.
Nạp đủ vitamin
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn nhận được đủ vitamin. Những vitamin cung cấp năng lượng là một phần quan trọng của sự trao đổi chất và tiêu hóa. Sự thiếu hụt có thể dễ dàng gây ra chứng hôi miệng.
Theo Phunutoday