Dấu hiệu bạn mắc bệnh rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết nếu để lâu có thể khiến bạn gặp trục trặc trong vấn đề sinh lý và sinh sản, khó thụ thai, về lâu dài dễ gây hiếm muộn, vô sinh.

Liên tục mắc các bệnh phụ khoa

Nếu bị rối loạn nội tiết, bạn sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, lượng kinh không đều, đau bụng kinh, nguyệt san thất thường… Điều đặc biệt là tần suất bị bệnh thường liên tục và lâu khỏi.

Căng thẳng hoặc trầm cảm

Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất khi bạn bị mất cân bằng nội tiết tố đó là tình trạng cơ thể khởi phát đột ngột căng thẳng hoặc trầm cảm.

Điều này có thể là do mức độ hormone melatonin trong cơ thể của bạn thấp. Hormone này là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể bạn cân bằng nhịp điệu hàng ngày.

Do đó nếu lượng hormone melatonin giảm – thấp, sẽ dẫn đến sự trì trệ, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Điều này thường xảy ra khi bạn có tuổi.

1178 Dấu hiệu bạn mắc bệnh rối loạn nội tiết

Da nhiều mụn

Sự cân bằng nội tiết trong cơ thể không ổn định khiến cho cơ thể không thực hiện tốt chức năng thải độc qua da. Các chất thải độc đọng lại trên da làm cho da trở nên nhạy cảm, dễ bị mụn.

“Núi đôi” sưng đau, tăng sản tuyến vú… Các triệu chứng này cũng có nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết. Vai trò quan trọng hơn của “núi đôi” là tiết ra estrogen, vì vậy nếu nội tiết tố mất cân bằng, rối loạn càng tăng, càng dễ gây ra triệu chứng tăng sản tuyến vú và bệnh ung thư vú.

Rậm lông

Cho dù là đàn ông hay phụ nữ, hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ đồng thời sản xuất và giải phóng androgen và estrogen. Sự khác biệt nằm ở chỗ androgen ở nam giới nhiều hơn còn nữ giới ít hơn, như vậy mới có thể tạo ra đặc trưng riêng ở mỗi phái. Nhưng khi rối loạn nội tiết, phụ nữ tiết ra androgen quá nhiều có thể sẽ khiến lông phát triển nhiều hơn.

Huyết áp cao

Tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của bạn ổn định là do sự cân bằng của hormone aldosterone. Và tuyến thượng thận vốn là nơi sản xuất ra aldosterone.

Nếu thận của bạn có vấn đề, khiến lượng kali và natri không ổn định. Natri dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước trong cơ thể, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Do đó khi cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì cơ thể bạn bị tăng huyết áp (huyết áp cao).

Giảm ham muốn tình dục 

Nếu bạn nhận thấy ham muốn tình dục của mình có dấu hiệu kém đi, thì nguyên nhân có thể là sự mất cân bằng của nội tiết tố. Nói chung, trước khi mãn kinh, phụ nữ có thể bị sụt giảm testosterone do chức năng của buồng trứng giảm và tuyến thượng thận không duy trì được tốc độ sản xuất hormone sinh dục, kéo theo việc ảnh hưởng đến sự ham muốn tình dục của mình.

Nóng trong

Hiện tượng nóng trong do thay đổi hormone trong cơ thể thường gặp nhất ở những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, mất cân bằng hormone cortisol cũng có thể dẫn đến tình trạng này ở những phụ nữ trẻ.

Hàm lượng hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao. Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả là các chất béo chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể bị phá vỡ, sản sinh ra các axit độc hại (ví dụ như xeton), rối loạn tiểu tiện… Tất cả những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra và nhiệt độ da bạn tăng lên, dẫn tới cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ, đầu…

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *