Các loại trái cây trong máy xay sinh tố của bạn cũng đã chứa đủ lượng đường cần thiết. Bạn không cần phải đổ thêm bất cứ một thìa đường hoặc mật ong nào trừ khi bạn đang muốn tăng cân. Nếu cảm thấy món sinh tốt của bạn vẫn không đủ ngọt, hãy thêm một ít trái cây, củ quả hoặc sữa chua có đường.
Mùa hè, thức uống từ các loại trái cây thơm ngon là lựa chọn hấp dẫn và lí tưởng cho khẩu vị và sức khỏe của các bạn trẻ.
1. Cho đá khi nào?
– Luôn luôn cho đá vào sau.
– Nếu bạn cho đá ngay từ đầu thì đá có thể bị xay nhỏ quá, nó sẽ tan rất nhanh và biến cốc sinh tố của bạn thành một ly nước.
– Hãy nhớ là cho đá vào lúc cuối và định lượng đá vừa đủ để sinh tố vừa lạnh mà vẫn sánh.
2. Chọn quả
Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi.
– Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi.
– Các loại hương liệu và chất tạo dinh dưỡng tổng hợp là lựa chọn sau cùng.
3. Làm lạnh trái cây
– Khi cho chuối vào sinh tố thì tốt nhất là nên để lạnh chuối từ trước.
– Hãy tạo thói quên cho chuối vào tủ lạnh để lúc nào bạn cũng sẵn sàng có một ly sinh tố với trái chuối thơm ngon.
– Lưu ý trước khi xay phải bóc vỏ và thái nhỏ chuối.
4. Quy trình thực hiện
Khi cho các nguyên liệu thì đây là quy trình thực hiện tốt nhất:
– Nước (nước ép trái cây).
– Trái cây để lạnh, các loại bột hoặc phụ gia kèm theo (bột quế, cà phê, vỏ quýt…), đá, và hoa quả tươi cuối cùng.
– Phần trái cây tươi này thậm chí có thể cho sau khi xay trước các nguyên liệu kia một chút.
5. Những nguyên liệu tươi
Sinh tố mà món được rất nhiều người yêu thích trong ngày hè.
– Ví dụ cho quả dâu vào cùng với các thứ nguyên liệu đông lạnh khác sẽ làm mất mùi vị của nó vì thế bạn nên cho đồ tươi vào sau cùng rồi xay thêm một chút là được.
– Khi dùng sữa đậu nành làm sinh tố thì tốt nhất là không nên dùng chung với các trái cây chua và các loại quả thuộc họ cam quít, chanh.
– Cam có thể làm sữa đậu nành kết tủa, vón cục lại và vị của nó thì không ngon lắm.
– Tuy nhiên sữa đậu nành kết hợp rất tuyệt vời với một số loại quả như: các loại dâu, chuối và trái cây có vị ngọt như xoài, mãng cầu…
6. Đá từ nước dừa
– Bạn có thể làm nước dừa đông cứng lại thành đá, và dùng những viên đá nước dừa này thay cho đá nước lọc bình thường.
– Đây là cách bạn có được thêm nhiều dưỡng chất như kali, magie và tất nhiên là hương vị ly sinh tố thì rất tuyệt.
7. Thêm vị chua
– Khi để lạnh hoa quả sẽ ngon hơn và tốt cho sức khỏe hơn nhưng tính chua tự nhiên trong nó lại bị giảm.
– Vì vậy khi làm món sinh tố với dâu để tủ lạnh bạn có thể kết hợp thêm với các nước quả có vị chua dịu như nước cam, nước quả lựu hay nước chanh.
8. Vị ngọt tự nhiên
Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có.
– Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có.
– Hãy chọn các loại trái cây có vị ngọt đậm như: Lê, chuối, nho, táo, lựu… hoặc nếu thích ngọt hơn nữa thì hãy lựa chọn đường nước dạng siro (sirup).
9. Thêm các dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa
– Thêm vào ly sinh tố một ít sữa chua từ đậu nành để tăng hương vị và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
– Sữa chua thường cũng rất thơm ngon, sữa chua vị hoa quả càng tăng thêm hương vị.
10. Chiếc máy xay
– Không cần là chiếc máy đắt tiền và nhiều chức năng, hãy chọn máy nào vừa tiền, không quá nhiều nút bấm, ít chi tiết, dễ sử dụng và dễ làm vệ sinh.
– Và nhớ là không dùng máy sinh tố này để xay các thức ăn sống như thịt cá…
11. Một vài ý tưởng kết hợp
– Dâu tây và nước chanh
– Chuối và xoài
– Dâu tây, kiwi và cam
– Chuối và dứa
– Đu đủ, chuối và sữa đậu nành
– Cam, chuối và nho
– Chuối, táo và dâu tây
Những mẹo pha chế sinh tố trái cây ngon cho người ăn kiêng
Một ly sinh tố bao gồm nhiều đường, bơ, sữa sẽ không hề tốt cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, những người ăn kiêng vẫn có thể uống sinh tố thường xuyên nếu nắm được những bí quyết nhỏ dưới đây.
1. Đầy đủ 3 dưỡng chất: protein, chất xơ, chất béo
Theo các chuyên gia ẩm thực thì một ly sinh tố cần có đủ 3 dưỡng chất trên, nếu thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo thì ly sinh tốt đó chưa thực sự bộ dưỡng. Mỗi loại sinh tố nên được đảm bảo chế biến từ các nguyên liệu đầy đủ chứa những chất dinh dưỡng này. Bạn có thể tìm thấy protein từ sữa chua không béo, chất xơ từ rau quả và trái cây, còn chất béo lành mạnh có trong bơ hay các loại hạt như vừng, lạc, hạt điều…
2. Xay bằng một chiếc máy xay thật tốt
Nếu bạn là người ăn kiêng, đừng nên xay sinh tố bằng một chiếc máy xay sinh tố công suất yếu. Với một chiếc máy như vậy, bạn không thể xay nhuyễn những loại quả được bỏ lạnh lâu hay các loại hạt. Kết quả là món sinh tố của bạn cũng không thể làm cho chính bạn thấy được vị ngon, hấp dẫn trong đó, đồng thời ly sinh tố ấy cũng không thể đủ dưỡng chất.
Nếu bạn là người ăn kiêng, đừng nên xay sinh tố bằng một chiếc máy xay sinh tố công suất yếu.
Nhớ sử dụng một thanh dài đi kèm trong mỗi máy ngay khi bắt đầu xay. Vì chuyển động của thanh sẽ giúp đẩy các nguyên liệu dễ dàng vào lưỡi cắt và phá vỡ các túi khí và làm cho hỗn hợp trở nên sánh, đặc và đều hơn.
3. Chọn sữa không béo
Bạn nên sử dụng sữa không béo nếu muốn một món sinh tố lành mạnh, sữa không béo sẽ giúp cho quá trình ăn kiêng của bạn đạt hiệu quả hơn. Trong trường hợp không có sữa, bạn có thể thay thế bằng các hạt đậu nành và hạnh nhân, nhưng nhớ là hãy rót thêm nước để máy xay có thể hoạt động hiệu quả nhé.
4. Thêm nước, sữa vào ngay bước đầu tiên
Việc đổ các chất lỏng như nước, sữa hay sữa chua vào hỗn hợp ngay lúc đầu sẽ khiến món sinh tố được xay dễ dàng hơn nhiều.
Việc đổ các chất lỏng như nước, sữa hay sữa chua vào hỗn hợp ngay lúc đầu sẽ khiến món sinh tố được xay dễ dàng hơn nhiều. Lưỡi cắt được làm trơn tru ngay từ đầu vì thế khi xay hoa quả hay hạt cũng được nhuyễn hơn, nhanh hơn. Món sinh tố dành cho người ăn kiêng nhờ đó cũng ngon hơn rất nhiều.
5. Bỏ qua đường
Các loại trái cây trong máy xay sinh tố của bạn cũng đã chứa đủ lượng đường cần thiết. Bạn không cần phải đổ thêm bất cứ một thìa đường hoặc mật ong nào trừ khi bạn đang muốn tăng cân. Nếu cảm thấy món sinh tốt của bạn vẫn không đủ ngọt, hãy thêm một ít trái cây, củ quả hoặc sữa chua có đường.