Cách sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách

Có quá nhiều loại dung dịch vệ sinh khiến chị em nhiễu thông tin, không biết nên sử dụng lọai nào, xử lý ra sao nếu có phản ứng phụ…

1231 Cách sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ với nhiều tên gọi khác nhau: Betadine 10% (dung dịch sát khuẩn phụ khoa), Gynopic (thuốc bột pha thành dung dịch, thành phần có amoni nhôm sunfate…), Gynogel (dung dịch, đồng sulfffate, boric acid), Gynoseptyl 2,5% (dung dịch, thành phần đồng sunfat), Gynophar (dung dịch).

Mỗi loại thuốc nói trên có thành phần hóa học khác nhau nhưng đều ghi rõ là dùng ngoài (tức không rửa sâu vào trong âm đạo). Chúng đều có thể có tác dụng phụ mà chủ yếu là gây phản ứng ngoài da, chẳng hạn như betadine, trong thành phần có iodine, nên có thể ảnh hưởng đến chức năng giáp trạng (nếu tăng iodine quá mức), hay gây kích thích da.

Tại sao phải dùng ngoài?

Trên cơ thể phụ nữ, môi trường âm đạo là môi trường có khả năng tự làm sạch (cả mắt cũng có khă năng này). Cũng giống như ruột hay miệng, trong môi trường âm đạo lành mạnh, không bị viêm nhiễm, có vô số vi khuẩn và vi nấm có ích hay còn gọi là thân thiện cư trú. Số lượng của chúng ở từng phụ nữ khác nhau và biến đổi theo tuổi tác, theo các giai đoạn của cuộc đời cũng như do tác động của các yếu tố có hại.

Trong môi trường âm đạo bình thường, các vi khuẩn tạo ra axit lactic chiếm ưu thế, đó là vi khuẩn Lactobacillus Doderlein. Chúng được coi như đội quân bảo vệ tích cực, hàng rào sinh học tự nhiên, bằng cách làm cho môi trường âm đạo luôn có độ toan ổn định (pH =3,5 – 4,5), vì thế mà vi khuẩn và vi nấm gây bệnh không thể xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Chính cơ chế này đã bảo vệ âm hộ, cơ quan sinh dục trong (tử cung, vòi trứng) và cả đường tiết niệu không bị nhiễm khuẩn.

Ngoài khả năng tạo ra axit lactic để bảo vệ âm đạo một cách tự nhiên, vi khuẩn Lactobacillus Doderlein chiếm lĩnh và bám dính vào thành niêm mạc âm đạo, do đó ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Ngoài ra, loại vi khuẩn này còn có tính khánh sinh nên tiêu diệt được một số loại vi khuẩn gây bệnh nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế, cứ khoảng 3 phụ nữ lại có một người có rất ít Lactobacillus.

Tình trạng thiếu hụt Lactobacillus lúc đầu thường không nhận biết được, nếu để kéo dài sẽ dẫn đến các viêm âm đạo rất phiền toái như ra nhiều khí hư (huyết trắng), ngứa ngáy, bỏng rát và có mùi hôi và như thế chất lượng sống của phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều. Sự thiếu hụt Lactobacillus còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo kéo dài, tái diễn, nếu đang có thai thì dễ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non.

Không nên dùng thường xuyên?

Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thường xuyên sẽ gây viêm âm đạo. Đây là một sự hiểu lầm rất phổ biến ở nhiều phụ nữ. Sự thực là bộ phận sinh dục cũng như bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, cần phải được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Trừ phi thụt rửa sâu bên trong, việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch bên ngoài không ảnh hưởng gì đến hệ vi sinh của âm đạo.

Tuy nhiên, có một số chị em có thể bị dị ứng với một số thành phần nào đó của dung dịch vệ sinh phụ nữ. Lúc đó cần ngưng sử dụng ngay và tới bác sĩ để được tư vấn. Nói chung không nên sử dụng những loại dung dịch có tính sát khuẩn mạnh.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *