Cần làm gì khi nước tiểu có màu bất thường?

Nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc trong. Tiểu ra máu là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Trên thực tế, có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu (màu sắc bất thường). Vì vậy, khi thấy nước tiểu có màu bất thường, cần đến cơ sở khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đa dạng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu trong đó có những nguyên nhân chính sau:

Nhiễm khuẩn đường tiểu. Bệnh thường gặp phổ biến ở phụ nữ, nam giới có tỷ lệ thấp hơn. Bệnh có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang. Các nhiễm khuẩn đôi khi phát triển sau khi sinh hoạt tình dục. Các triệu chứng bao gồm tiểu liên tục, đau và buốt khi đi tiểu.

1141 Cần làm gì khi nước tiểu có màu bất thường?

Nhiễm khuẩn thận: hay còn gọi là viêm bể thận có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập thận theo đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản đến thận (nhiễm khuẩn ngược dòng). Các dấu hiệu và triệu chứng thường tương tự như nhiễm khuẩn bàng quang, mặc dù nhiễm khuẩn thận có nhiều khả năng gây sốt và đau mạng sườn.

Sỏi bàng quang hoặc thận. Các khoáng chất trong nước tiểu tập trung đôi khi kết tủa, tạo thành các tinh thể trong thận hay bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể có thể trở thành sỏi nhỏ, đá cứng. Các đá này thường không đau và không để lại triệu chứng trừ khi nó gây ra tắc nghẽn hoặc đang di chuyển. Sau đó, thường có triệu chứng sỏi thận, đặc biệt có thể gây ra cơn đau quặn thận.

Phì đại tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép niệu đạo, gây chặn dòng chảy nước tiểu nên bệnh nhân sẽ thấy tiểu khó, tiểu đêm hoặc liên tục đi tiểu. Ngoài ra, nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) cũng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự.

Bệnh thận khác. Vì chảy máu là một triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận gây viêm nhiễm của hệ thống lọc của thận. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh hệ thống, chẳng hạn như tiểu đường hoặc nó xảy ra riêng lẻ. Nó có thể được kích hoạt bởi nhiễm virut hoặc các bệnh mạch máu (viêm mạch) và các vấn đề miễn dịch như bệnh lý thận IgA mà ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ, lọc máu trong thận dẫn đến tiểu máu.

Ung thư: Tiểu máu có thể là một dấu hiệu của thận, bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Rối loạn di truyền: Bệnh thiếu máu thiếu hụt kinh niên của các tế bào máu đỏ có thể là nguyên nhân gây ra tiểu máu.

Chấn thương thận: Bị ngã hoặc đánh dẫn đến thương tích tại thận từ một tai nạn hoặc với môn thể thao có thể gây ra tiểu máu mà mắt thường có thể nhìn thấy (gọi đái máu đại thể).

Tác dụng phụ của thuốc: Có thể nhìn thấy tiểu máu đại thể bao gồm aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư cyclophosphamide.

Xử lý thích hợp

Tùy theo nguyên nhân tiểu ra máu mà có những xử lý thích hợp. Đối với trường hợp nước tiểu đổi màu không nhận rõ là tiểu ra máu hay chỉ là sử dụng thực phẩm, cần thay đổi chế độ ăn để loại trừ nguyên nhân.

Nếu tiểu ra máu do quá trình tập luyện thể thao, cần điều chỉnh cường độ cho phù hợp. Tuy nhiên, tiểu máu luôn là nguyên nhân của một bệnh lý thực thể tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân nên nếu nghi ngờ bị tiểu máu, nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên. Lưu ý, không tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu… sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Khuyến cáo phòng bệnh

Thường không thể ngăn chặn được tiểu máu, mặc dù có những bước có thể làm để giảm nguy cơ của một số bệnh gây ra nó. Để phòng căn bệnh này, cần uống đủ nước ít nhất 2 lít/ngày, đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu và càng sớm càng tốt; Sau khi giao hợp, cần vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh đúng cách để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiểu; hạn chế muối, protein và các thực phẩm chứa oxalate; Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với hóa chất…

Theo Suckhoevadoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *