Môi khô, nứt nẻ cảnh báo tình trạng sức khỏe ra sao?

Khi bị khô môi, nứt nẻ, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang “gặp nạn”, hãy lưu ý ngay!

Môi khô, nứt có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề không ổn.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho môi khô và bong tróc, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất có thể:

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như levothyroxin dùng cho bệnh tuyến giáp, accutane điều trị mụn trứng cá và nếp nhăn, propranolol điều trị huyết áp cao và vài loại thuốc khác có thể khiến đôi môi khô, nứt cùng với các tác dụng phụ khác. Nếu bạn cảm thấy môi bắt đầu bị khô, nứt sau khi bạn dùng một số loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

1339 Môi khô, nứt nẻ cảnh báo tình trạng sức khỏe ra sao?

Chất gây dị ứng

Nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm mỹ phẩm đặc biệt, đôi môi của bạn có thể bị khô và chảy máu. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với sáp ong hoặc dầu thầu dầu, hãy chú ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi không có chứa những thành phần này. Ngay cả kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate có thể khiến đôi môi của bạn bị khô. Hóa chất này được biết có thể gây viêm môi và miệng ở một số người.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn đào thải nước nhiều hơn bạn uống vào. Đó là một tình trạng nghiêm trọng vì hàm lượng nước giảm sẽ làm rối loạn cân bằng khoáng chất trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến các chức năng.

Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày để tránh mất nước. Nếu bạn là một vận động viên hay bị bệnh tiểu đường, tiêu chảy hãy uống nhiều hơn bình thường. Người cao tuổi cũng cần phải uống nhiều nước.

Thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin C gây bệnh còi. Các triệu chứng bao gồm nướu bị sưng và chảy máu, môi khô, xuất hiện vết bầm tím xung quanh các nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn.

Thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn bị khô. Vitamin này rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của chất béo và duy trì mức độ bình thường của axit amin homocysteine trong máu. Một trong những triệu chứng của thiếu hụt riboflavin là bị nứt môi. Hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu riboflavin như trứng, thịt nạc, thịt nội tạng như thận hoặc gan trong chế độ ăn uống của bạn.

Cách khắc phục

– Uống đủ nước hàng ngày từ 1,5-2 lít/ngày

– Uống bổ sung vitamine B2 (riboflavin), viên uống 2mg, uống 1 viên/ngày hoặc vitamine PP 500mg uống 1-2 viên/ngày trong nhiều tuần.

– Sử dụng son môi giữ ẩm có chứa Vaseline (không phải vaseline dưỡng da), tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chống nắng kết hợp.

– Tránh phơi nắng và tránh gió…

Nếu triệu chứng khô môi tiếp tục tiến triển xấu hơn, (môi bong vẩy, nứt, rỉ máu) em nên đi khám ngay trực tiếp để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân mà đưa ra phương cách điều trị phù hợp.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *