Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, chị em phải đối mặt với khá nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
Các nghiên cứu khoa học đã được tiến hành và đi đến kết luận rằng, các yếu tố như chế độ ăn kiêng và giữ trọng lượng cơ thể vừa phải sẽ giúp chị em có cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài sức khỏe.
Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, chị em phải đối mặt với khá nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Có thể kể ra các vấn đề đó như sau:
Các bệnh liên quan đến tim
Mặc dù nhiều người cho rằng bệnh tim mạch phần lớn xảy ra ở cánh đàn ông, nhưng thực tế phụ nữ cũng có thể bị bệnh tim. Phổ biến nhất là bệnh mạch vành với tỷ lệ tử vong lên tới 30% chị em bị bệnh. Các triệu chứng của các bệnh này thường là: đau ngực, đau hàm, đau vai, buồn nôn, nôn mửa và khó thở.
Các yếu tố rủi ro gây bệnh bao gồm: tuổi tác gia tăng, di truyền, hút thuốc lá, huyết áp cao và cholesterol cao, béo phì, tiểu đường và ít vận động. Phụ nữ lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn các chị em khác ít tuổi hơn.
Bệnh mạch vành hoặc bệnh tim xảy ra là do động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến máu cung cấp đến tim bị chặn và hạn chế. Theo thời gian sẽ có tác động không tốt cho tim.
Ung thư vú
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau bệnh ung thư phổi vì nó có thể dẫn đến cái chết. Một trong tám chị em bị ung thư vú có thể không qua khỏi.
Chị em phụ nữ thường lảng tránh việc đi khám ung thư vú vì lý do tâm lý: sợ bị chẩn đoán đúng bệnh. Tuy nhiên, bằng những cách tự kiểm tra tại nhà, chị em cũng có thể phát hiện những dấu hiệu dễ thấy của căn bệnh này như là: có cục u bên trong vùng ngực, chất dịch chảy ra từ đầu núm vú hoặc kích thước, hình dạng vú thay đổi.
Các biện phap điều trị ung thư vú có thể bao gồm bức xạ, lumpectomy, phẫu thuật, hóa trị và và liệu pháp hormon.
Loãng xương
Loãng xương gây ra bởi nguyên nhân xương trong cơ thể bạn bị suy yếu. Đây còn được gọi là “bệnh giòn xương” và dễ dẫn tới gãy xương. Mặc dù bệnh loãng xương được coi là “bình thường” ở những phụ nữ lớn tuổi nhưng việc phòng ngừa loãng xương là rất cần thiết đối với chị em ở bất kì lứa tuổi nào.
Các yếu tố gây nguy cơ loãng xương bao gồm: quan hệ tình dục đồng tính nữ, tuổi tác gia tăng, cơ thể gầy yếu, khung xương mỏng, di truyền, hormone giới tính, chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên và mất estrogen do mãn kinh, chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D, hút thuốc và quá nhiều rượu.
Trầm cảm
Có vẻ như bệnh trầm cảm thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các chuyên gia tin rằng phụ nữ có nhu cầu cần được giao tiếp cao hơn nam giới, nếu không họ sẽ có khuynh hướng chán nản. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, chị em nên nuôi các con vật trong nhà hoặc tham gia công việc tình nguyện nào đó.
Thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra trầm cảm, đặc biệt là sau khi sinh con và xung quanh thời kỳ mãn kinh. Các yếu tố rủi ro như: huyết thống gia đình, các vấn đề về tim, các vấn đề hôn nhân, thuốc và uống rượu quá mức,… cũng có thể khiến chị em rơi vào căng thẳng, thậm chí là căng thẳng quá mức.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Thường thì ở tuổi 51, hầu hết chị em phụ nữ sẽ đi vào thời kì mãn kinh. Nhiều phụ nữ mãn kinh có dấu hiệu đau khớp.
Phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh khi không có kinh khoảng một năm. Những thay đổi hoặc triệu chứng có thể đã bắt đầu trong một khoảng thời gian dài trước đó, và khác nhau tùy mỗi người, kể cả với mức độ nặng nhẹ. Có chị em khi ở giai đoạn này sẽ rơi vào trạng thái người lúc nào cũng nóng ran, giấc ngủ chập chờn, âm đạo bị khô, tâm trạng thất thường…
Theo AF